Bệnh viêm phế quản phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em, là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, sơ sinh trẻ suy dinh dưỡng. Bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, theo thống kê của chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp:
-
Trung bình mỗi năm một trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp từ 3-5 lần, trong đó có 1-2 lần viêm phổi.
-
Số trẻ viêm phế quản phổi chiếm 30-34% các trường hợp khám và điều trị tại các bệnh viện.
-
Tử vong do viêm phổi chiếm 75% tử vong do các bệnh hô hấp và 30-35% tử vong chung ở trẻ em.
Theo Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự, bệnh chiếm 5,5% bệnh tật trẻ em toàn quốc (thực trạng sức khỏe và mô hình bệnh tật trẻ em Việt Nam 1997-2000).
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới 1997, năm 1996 trên toàn thế giới có 3.9 triệu người tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính, đứng hàng đầu trong tổng số hơn 52 triệu tử vong do tất cả các nguyên nhân nhiễm trùng và ký sinh trùng và số trường hợp mắc mới của nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính là 394 triệu. Ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển năm 1995 nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính đứng hàng thứ 2 trong các nguyên nhân gây tử vong ở lứa tuổi này (1,5 triệu trẻ), chiếm 13%.
I, Nguyên nhân
-
Nguyên nhân chính
-
Virus: chiếm 60-70%, gây bệnh theo mùa, vụ dịch. Thường gặp: virus hợp bào hô hấp, cúm, á cúm, adenovirus
-
Mycoplasma: thường gặp ở trẻ trên 3 tulip
-
Vi khuẩn: còn phổ biến ở các nước đang phát triển. Thường gặp: phế cầu, Hemophilus influenza, tụ cầu, liên cầu, E.coli…
-
Ký sinh trùng: Pneumocystic carinii
-
Nấm: Candida albicans…
Các tác nhân gây bệnh này gây ra hiện tượng viêm ở phổi nhất là phế nang. Quá trình viêm này làm tăng tiết dịch rỉ ứ đọng ở các phế nang làm giảm sự trao đổi oxy ở phế nang, span style="font-size: 14px;">, span style="font-size: 14px;">, span style="font-size: 14px;">, span style="font-size: 14px;"> phù nề đường thở gây tắc nghẽn và gây suy hô hấp.
-
Yếu tố thuận lợi
-
Trẻ nhỏ dưới 1 tulip, đặc biệt là trẻ sơ sin
-
Trẻ đẻ thiếu cân<2500g
-
Nuôi dưỡng kém, thiếu sữa mẹ, suy dinh dưỡng, còi xương
-
Mắc các bệnh hô hấp mãn tính như: viêm mũi họng, viêm VA, hen phế quản và các bệnh như: sởi, ho gà, cúm, thủy đậu…
-
Khí hậu thay đổi thời tiết thay đổi độ ẩm cao
-
Môi trường ô nhiễm: nhà ở chật chội, ẩm thấp, khói bếp, hút thuốc lá, bụi
-
Trẻ có cơ địa dị ứng, thể trạng tiết dịch…
II, Nguyên tắc điều trị
Cần phát hiện và điều trị sớm khi trẻ chưa có suy hô hấp hoặc biến chứng nặng.
Nguyên tắc điều trị:
-
Chống nhiễm khuẩn
-
Chống suy hô hấp
-
Điều trị các rối loạn nước điện giải, kiềm toan..
-
Điều trị các biến chứng (nếu có)