Để duy trì sự sống, ngay sau khi ra ngoài trẻ phải thiết lập nhịp thở đầu tiên và để duy trì sự thở thì phải có sự thích nghi đồng thời của các cơ quan.
-
Hô hấp
-
Sự thiết lập nhịp thở đầu tiên: có 3 giả thuyết chính
-
Thuyết cơ giới: sự thay đổi của áp lực không khí, nhiệt độ, si=ự động chạm của da trẻ, không khí tràn vào đường hô hấp…gây nên phản xạ thở mặc dù cuống rốn chưa bị cắt.
-
Thuyết sinh học: sau khi cắt rốn, thành phần khí trong máu bị thay đổi đột ngột, PCO2 tăng, PO2 giảm, pH giảm
-
Thuyết sinh vật: phổi bào thai không xẹp hoàn toàn vì có chứa 1 ít chất lỏng như nước ối.
Sauk hi ra đời cùng tiếng khóc đầu tiên, không khí tràn vào đường thở, chất lỏng này sẽ bị rút đi 60% qua đường bạch huyết, không khí tràn vào và phổi bắt đầu hoạt động.
-
Sự thích nghi của phổi
Nhịp thở đầu tiên đã tạo được áp lực âm khoảng -20 đến -70 cm nước do đó không khí vào được khoảng 20-80ml. Trong khoảng 3 pohuts đầu trẻ thường chỉ có động tác thở vào (thở nấc), sau đó muốn có nhịp thở đều, ổn định phổi phải thắng được sức cản là sức cản bề mặt (đó là áp lực màng trên bề mặt các tế bào biểu mô phế nang làm cho các phế nang không dính vào nhau cuối thì thở ra) thì mới tạo dược dung tích cặn chức năng. Nhờ có dung tích cặn chức năng thì sự trao đổi khí giữa các phế nang và mao mạch được liên tục đảm bảo cho các lần thở sau được dễ dàng ổn định. Điều này không khó khăn với trẻ đủ tháng khỏe mạnh nhưng lại có nhiều trở ngại với trẻ đẻ non, ngạt, hạ đường huyết…vì những trẻ này sau khi cắt rốn nồng độ CO2 trong máu quá cao gây ức chế hô hấp nên trẻ thở yếu không đủ tạo dung tích cặn chức năng dẫn đến xẹp phổi.
Muốn tạo được dung tích cặn chức năng phải có chất surfactant là một chất mà 95% là phospholipid và 5% là protein, do tế bào phổi II tiêt ra. Surfactant được tổng hợp từ tuần thứ 20 của thời kỳ bào thai được dự trữ dưới dạng các lá mỏng và tuần thứ 34 trở đi được dự trữ dưới dạng các thể vùi các lá mỏng, thành phần của chúng có nhiều dipalmitoyl phosphatidyl choline và phosphatidyl glycerol.
Ở trẻ sơ sinh chất surfactant được bài tiết từ các thể vùi dưới dạng lá mỏng 1 lớp trên bề mặt các phế nang ở thì thở vào và thu lại dưới dạng nhiều lớp ở thì thở ra. Chất này có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt, tăng độ giãn và thể tích phổi, hình thành dung tích cặn chức năng, cân bằng luồn khí tới các phế nang và giảm công năng hô hấp. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất surfactant là đẻ non, thiếu oxy chu sin, vỡ ối kéo dài, viêm ối màng ối, mẹ bị đái tháo đường phụ thuộc insulin, trẻ trai…Glucocorticoid có vait rò tăng cường sản xuất surfactant trong thời kỳ bào thai.
-
Tuần hoàn
Trong thời kỳ bào thai, lượng máu qua phổi chỉ bằng 10-12% lượng máu qua tim do ống Botal và lỗ Botal còn hoạt động.
Khi trẻ ra đời, lượng máu qua phổi gấp 10 lần thời kỳ bào thai vì sau khi cắt rốn áp lực máu trong tĩnh mạch chủ dưới và nhĩ phải giảm làm đóng lỗ Botal. ống Botal dần không hoạt động làm lượng máu lên phổi tăng. Để bảo vệ tổ chức phổi, sức cản các mao mạch phổi giảm hình thành áp lực âm trong lồng ngực. Do vậy áp lực ở động mạch phổi giảm hơn so với động mạch chủ, dòng máu trong ống động mạch đổi chiều, từ động mạch chủ sang động mạch phổi, ống động mạch sẽ được đóng lại sau 1 tuần.
-
Thần kinh
Sau khi sinh, trung tâm hô hấp ở hành tủy bị kích thích gây ra nhịp thở, lúc đầu chỉ có động tác hit vào ngắt quãng sau đó nồng độ oxy máu tăng dần kích thích trung tâm điều hòa nhịp thở ở vỏ não làm nhịp thở đều và sâu hơn.
-
Chuyển hóa
Trong những phút đầu tiên sau đẻ, do trẻ bị thiếu oxy vì vậy chuyển hóa glucose theo con đường yếm khí và vận chuyển oxy bằng các huyết sắc tố bào thai (HbF). Vì vậy việc cung cấp oxy đầy đủ cho trẻ là vấn đề quan trọng. giúp trẻ thích nghi nhanh chóng với môi trường bên ngoài. Nếu trẻ bị thiếu oxy kéo dài, chuyển hóa theo con đường yếm khí sẽ làm cho trẻ thở chậm dần và tử vong.