Tiêm phòng cho bà bầu
Tiêm phòng cho bà bầu trước và trong thời kỳ mang thai có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi, tránh các nguy cơ về bệnh tật không mong muốn, giúp thai nhi khỏe mạnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ và trẻ sinh ra có một sức đề kháng tốt. Vì vậy, các mẹ nên tìm hiểu kỹ về lịch tiêm phòng cùng với sự hướng dẫn của bác sỹ.

Tiêm phòng cho bà bầu
Trước khi mang thai, bà bầu cần chú ý tiêm phòng những vaccin sau:
- Vắc xin phòng nhiễm bệnh Rubella: Các mẹ mà cần chú ý tiêm vắc xin phòng bệnh Rubella muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu, nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ có thể gây sẩy thai, thai nhi có thể bị dị tật sau khi sinh hoặc sinh non.
- Vắc xin phòng bệnh viêm gan B: Ở Việt Nam, rất nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B. Trước khi có bầu, bạn cũng nên làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B. Vì bệnh này có thể lây truyền từ mẹ sang con, rất dễ tới ung thư gan.
- Vắc xin tiêm phòng bệnh thủy đậu: Thủy đậu có thể gây sốt và vùng da nổi ban ngứa ngáy Trước khi chuẩn bị có bầu, bạn nên tiêm phòng bệnh thủy đậu và ít nhất sau 2 tháng mới nên có em bé. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.
- Vắc xin phòng cúm: Bà bầu có thể tiêm phòng cúm bất kỳ thời điểm nào trước khi mang thai. Tuy nhiên, các mẹ cũng không được chủ quan bỏ qua loại vacxin này bởi nếu mẹ mắc cúm trong 3 tháng đầu mang thai có thể làm cho bé yêu của bạn bị dị tật, dị hình sau khi sinh.
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần lưu ý:
- Uốn ván: Uốn ván là một bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương gây cứng cơ và mất nhận thức. Nếu không may bị vết thương sâu hoặc vết thương nhiễm bẩn, thai phụ cần đi khám ngay vì vi khuẩn gây uốn ván sẽ xâm nhập vào mạch máu qua vết thương hở trên da, có thể gây nên tình trạng thai chết lưu. Mẹ có thể tiêm phòng uốn ván trong thời kỳ mang thai mà hoàn toàn không gây hại cho thai nhi. Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, mẹ nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30.
- Cúm: Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm sau) thì nguy cơ mắc cúm của bà bầu rất cao. Bệnh cúm không những làm bà bầu trở nên mệt mỏi mà còn ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Bà bầu bị cảm cúm
- Cần tránh thai an toàn trong thời gian quy định cho từng loại vắc xin đã tiêm. Liên hệ với bác sỹ để nhận lời khuyên ngay khi bị vỡ kế hoạch.
- Khi mang thai hoặc thai có nguy cơ sinh non, bà bầu nhớ tiêm phòng vắc xin uốn ván sớm hơn.
- Nếu bà bầu bị sốt cao hoặc bị các bệnh khớp, gan thận...cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi tiêm phòng.
- Sau khi tiêm phòng cần theo dõi nhiệt độ cơ thể bà bầu trong vòng 24–48 h.
Để chuẩn bị tốt nhất cho một thai kỳ hoàn hảo, bà bầu cần có kế hoạch và nên đi tiêm phòng những mũi quan trọng. Việc tiêm phòng cho bà bầu này phải được thực hiện từ khi có ý định mang thai.
Hãy nhớ tiêm phòng cho bà bầu là tiền đề tạo cho trẻ một hệ miễn dịch khỏe mạnh sau này.
Chúc mẹ và bé khỏe mạnh!