Ở trẻ sơ sinh, khi bị đau bé không thể tự nói được, cha mẹ phải biết cách phân biệt các chứng bệnh để biết cách mà điều trị cho bé.
Đặc điểm sinh lý hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh:
-
Trong thời kỳ bào thai, trẻ sống trong môi trường nước, phổi chưa hoạt động. Trong đường dẫn khí của trẻ chứa toàn nước, lượng nước này chứa khoảng ¼ khối lượng nước.
-
Sức cản mạch phổi lớn hơn sức cản hệ thống, do vậy trong mạch phổi có rất ít máu
-
Chất surfactant được tiết ra từ 20-22 tuần tuổi, do tế bào pneumocyt II tiết ra.
Sau khi sinh, trẻ chuyển từ cuộc sống trong môi trường nước sang môi trường cạn. Do vậy trẻ xuất hiện nhịp thở đầu tiên bằng tiếng khóc.
Lúc đầu trẻ thở nhanh trong 1-2h, sau đó nhanh chóng có nhịp thở ổn định 40-60 lần/phút, áp lực thở khoảng 20-25cm H2O.
-
Tuy nhiên hô hấp của trẻ bị ảnh hưởng bởi thiếu O2 máu, toan hóa, lạnh…
-
Khi thở, phế nang mở rộng sẽ giải phóng 1 lượng lớn chất surfactant
Dịch trong phế nang sẽ thoát ra bằng 2 con đường:
-
Đường dẫn khí do lồng ngực bị ép trong lúc đẻ
-
Hấp thụ qua mạch máu và bạch huyết ở phổi
Sức căng mạch phổi giảm, nên máu lên phổi nhiều .
Điều các bậc làm cha làm mẹ không biết ho là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau ở trẻ . Hiện nay không chỉ người bệnh mà thậm chí đôi khi cả bác sĩ cũng có hiện tượng quá lạm dụng thuốc kháng sinh.
Sau đây là một số lời khuyên cho cha mẹ khi có con bị ho.
1.Phân loại ho ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân kiến trẻ bị ho: có thể là biểu hiện của bệnh hoặc ho do dị ứng với khói thuốc hoặc do ô nhiễm từ môi trường không khí (khói, bụi, không khí. Đặ biệt ở trẻ nhỏ hệ miễn dịch của trẻ kém hơn so với người lớn.
Thông thường khi thay đổi thời tiết, trẻ hay bị ho. Những biểu hiện thường gặp nhất là hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ và ho, nguyên nhân chính là do virus. Vì thế trong trường hợp này không nên sử dụng kháng sinh để điều trị cho trẻ.
2. Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ
Một số cha mẹ khi con bị ốm thường quá phụ thuộc vào thuốc, cứ nghĩ rằng trẻ nhỏ đã ốm, sức đề kháng kém thì đã ốm là phải dùng thuốc. Tuy nhiên các bậc làm cha mẹ lại quên mất rằng việc vệ sinh mũi họng cho trẻ cũng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Khi trẻ bị ho, sổ mũi đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý natriclorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong một số trường hợp chỉ bằng cách đơn giản này trẻ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến kháng sinh.
3. Khi nào cần đưa con đi khám
Nếu trẻ ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn chơi bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên nếu triệu chứng ho kéo dài mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau thì cha mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.
Cần lưu ý rằng trẻ càng nhỏ thì khi mắc bệnh càng dễ chuyển nặng. Biểu hiện bệnh ở các trẻ sơ sinh thường không rầm rộ, điển hình nên dễ bị bỏ sót. Vì thế cha mẹ khi thấy bé ăn uống kém hoặc bỏ bữa, ăn ít, sốt không rõ rang, hay nôn chớ, giấc ngủ không ngon thì cha mẹ cần lưu ý có thể trẻ đang bị bệnh và cần đưa đi khám.
4 Sử dụng thuốc hợp lý
Lưu ý chỉ sử dụng một số loại thuốc được chỉ định dùng được cho trẻ sơ sinh.